Thông tin lịch sử của bối cảnh phim Ngược_dòng_thời_gian_để_yêu_anh

Trước đây khoảng 800 năm về trước, có một vương quốc được hình thành từ lưu vực đồng bằng Chao Phraya tên Ayutthaya. Vương quốc ấy đã trải qua 416 bắt đầu từ vị hoàng tử trẻ Uthong hay chúng ta còn được biết dưới cái tên Ramathibodi I – người đã dựng nên vương quốc Ayutthaya và kết thúc ở vị vua thứ 35, Ekkathat, người đã không đủ năng lực để giữ được an nguy đất nước dưới sự xâm lăng của Miến Điện. Mốc thời gian mà nàng Kadesurang trọng sinh vào cơ thể của quý nữ Karakade chính là dưới triều đại của đức vương Narai, vị vua thứ 29 của vương thất Ayutthaya. Dưới triều đại của người, vương quốc Ayutthaya thật sự đã vươn rất xa ra khỏi địa phận lục địa mà tiến đến tận châu âu, đại sứ của Pháp đến thăm đã so sánh Ayutthaya thời bấy giờ xa hoa không kém gì Paris.

Nàng quý nữ Karakade: Con gái của thống sứ vùng Phitsanulok Song Khwae. Cha của nàng là người bạn chí cốt với ngài Okya Horathibodi – chính là cha của nam chính Okmuen Sunthornthewa. Và cũng nhờ mối quan hệ gắn kết giữa hai người cha mà quý nữ Karakade cùng ngài Okmuen đã được đính ước với nhau từ sớm. Đến khi cha mẹ nàng qua đời, ngài Okya vì thương cho hoàn cảnh của nàng đã cho người đón nàng từ vùng Song Khwae lên vùng Ayutthaya – thủ phủ hiện tại của vương quốc Ayutthaya. Thế nên nàng Karakade khi ở nhà của Por Detch có thể ví như nhà quê lên thành thị. Dù cho cha của Mae Karakade và Por Detch có cùng danh tước thế nhưng một người chỉ là thống sứ vùng tỉnh, một người lại là quan Thái phó của đức vua. Bên cạnh đó, Karakade từ vùng đất Song Khwae nhỏ bé lên thủ phủ rộng lớn uy nghiêm, sống tại gia đình nhà nam chính tận 2 năm nhưng vẫn chưa chính thức được cưới gả nên để giữ danh dự cho nàng mà người trong nhà đều giới thiệu nàng dưới danh là cháu gái của Thái phó Hoàng gia để nâng cao địa vị nàng hơn.

Por Detch: Từ chàng Đặc sứ phái đoàn ngoại giao đến Thượng quan phụ trách hải cảng – Thăng hiệu dần từ cấp hiệu Okmuen Sunthornthewa, Okkhun Sriwisanwaja, Okphra Sriwisansunthorn, Okya Wisutsakorn. Chàng Por Detch là một nhân vật có thật và được nhắc đến trong bức thư của Kosa Pan (cũng chính là vị Okphra Wisutsakorn vô cùng được quý nữ Karakade ngưỡng mộ) đồng thời còn được đính kèm theo cả bức chân dung do chính một họa sĩ người Pháp thời bấy giờ họa nên khi chàng thực hiện chuyến công sứ vĩ đại nhất trong suốt bao nhiêu năm lịch sử Ayutthaya, góp thêm công lao vào sự thịnh vượng khắp Ayutthaya dưới triều đại huy hoàng của Đức vua Narai.[]Okya Horathibodi: Trong lịch sử, ngài chính là “Phra Horathibodi”, vị văn sĩ quan trọng nhất dưới triều đại Quốc vương Narai. Ngài được tin rằng là người vùng Phichit thuộc phía Bắc Thái và được biết đến với tài tiên đoán vô cùng chính xác với tỉ lệ xảy ra vô cùng cao. Và cũng nhờ thế mà Quốc vương Prasat Thong (niên đại 1629–1656) đã thoát được một trận hỏa hoạn thiêu rụi cả điện hoàng gia. Đặc biệt nhất, ngài chính là tác giả của Sách Jinda Manee – cuốn sách giáo khoa đầu tiên của Thái Lan. Cuốn sách liệt kê bảng chữ cái, cách ghép từ cùng thanh điệu hình thành nên chữ Thái Lan hiện nay. Bộ chữ cái được vay mượn từ tiếng Pali, Sanskrit, Khmer, và vẫn còn nhiều lỗi nhưng đây là một bước tiến cho lịch sử chữ viết của người Thái.

Okya Kosathibodi: Kosa Leak sinh năm 1632, không ai biết cha của ngài là ai, chỉ biết ngài là con trai của Jao Mae Wadisit, vú nuôi của Đức vương Narai, là một quý tộc được sinh ra dưới thời đức vương Prasat Thong. Ngài có người em trai là Kosa Pan, khi còn trẻ, cả hai đã cùng nhau tác chiến bên cạnh Đức vương Narai để gia cố thêm uy quyền của Người nên được Đức vương nhất mực tin tưởng và trở thành những nhân vật quan trọng trong lịch sử xây dựng nên triều đại Ayutthaya hùng mạnh dưới thời Đức vương Narai. Theo các sách sử ghi chép lại thì ông qua đời vào khoảng thời gian trước năm 1680. Ngài được Đức vương ban cho tên hiệu Khun Leak và giữ chức vụ Thượng quan chưởng quản Ngân Khố từ năm 1657.

Năm 1681, người Burma (Miến Điện) muốn xâm chiếm Ayutthaya nên Đức vương ban lệnh xuống cho Kosa Leak đi phục kích Burma để sau khi giành chiến thắng chinh phục luôn toàn bộ đế chế Angwa (nhà nước cổ) khiến cho quốc vương Angwa không dám tấn công vương quốc Ayutthaya trong hơn 100 năm sau đó.

Năm 1683, do cuộc chiến căng thẳng kéo dài trong nhiều năm khiến ngài ngã bệnh và được Đức vương cho vời ngự y đến chăm sóc tận tình, từ đây ta có thể thấy được niềm tin yêu mà Đức vương dành cho Kosa Leak. Thế nhưng đến cuối cùng Ngài cũng không qua khỏi được.

Đồng thời cũng có một ghi chép khác về cái chết của Kosa Leak, đó là vì Đức vương muốn xây dựng một pháo đài lớn như ở châu Âu nên bắt buộc phải tuyển nhân công để tiến hành xây dựng. Nhưng có một điều luật là ai không muốn làm việc thì có thể được bồi thường bằng tiền nên có nhiều người đã đưa tiền cho ngài để không phải làm việc. Vì điều này đã khiến ngài bị cáo buộc có dính líu đến tham ô và bị Đức vương phạt roi đến chết.

Đức vương Narai đã cho thực hiện nghi thức hỏa thiêu ngài Kosa Leak cực kì trang trọng để xứng với danh vị của ngài cùng những chiến công đóng góp của ngài trong bao năm qua, đồng thời là người bạn thân thiết của Đức vương. Sau đó, Đức vương đã trọng dụng người em trai duy nhất của Kosa Leak là Kosa Pan lên nắm giữ chức vị thay anh mình

Okphra Wisutsakorn – Từ một đặc sứ trưởng văn võ song toàn, tài hoa tỏa sáng nơi Pháp quốc hùng mạnh cho đến một tài năng thiên phú ngoại giao sinh nghịch thời và bi kịch cuối đời ngài.

Kosa Pan, em trai của Kosa Leak, đặc sứ trưởng Ayutthaya được Đức vương Narai cử sang Pháp quốc để ban giao và tiếp thu nhiều cái tiến bộ của Âu Châu. Ngài là một người thông minh, nhạy bén, và có tài ngoại giao xuất chúng.

Khi anh trai còn sống, ngài được biết đến với tước hiệu Okphra Wisutsakorn. Và sau khi anh trai ngài qua đời, ngài được Đức vương cất nhắc thăng hiệu Okya Kosathibodi, người nắm giữ chức vị Thượng quan chưởng quản Ngân Khố.

12/1685 – 09/1687, ngài cùng đoàn đặc sứ của mình gồm Okkhun Sriwisanwaja (Por Detch) và Okluang Kanlaya Ratchamaitri đã có chuyến công sứ đầu tiên sang Pháp quốc, viếng thăm Hoàng Đế Louis XIV. Ngài đã mang về cho Ayutthaya một hiệp định liên minh bền vững giữa Pháp và Ayutthaya. Bằng sự thân thiện, hòa hiếu, cùng tài trí của ngài và đoàn đặc sứ mà tên tuổi của họ lan khắp Âu châu vì đây là lần đầu tiên cho đoàn sứ từ đất nước nhỏ bé nằm ở Đông Á đến ban giao và nhận được lòng nhiệt thành từ Đức vua Pháp quốc – Louis XIV.

Năm 1688, sau khi trở về nước, Kosa Pan bị bắt ép phải phò trợ cho Đức vương Phetracha (trị vì Ayutthaya sau khi Đức vương Narai qua đời 07/1688, là người mở đầu triều Ban Phlu Luang, triều đại cuối cùng của vương thất Ayutthaya) – chính là Okphra Phetracha, người vốn đã mang mối thù sâu đậm với Constantine Phaulkon và một lòng chống đối việc kết thân với Pháp quốc, Thượng quan nắm giữ Tượng binh (Quân voi).

Năm 1700, Kosa Pan bị tố cáo là có mối liên hệ với Pháp quốc cùng Hoàng gia của Đức vương Narai quá cố nên bị ghét bỏ và giáng chức, đồng thời bị Đức vương Phetracha trừng phạt cắt mũi. Và có thông tin rằng Ngài đã tự tử sau đó.

Ngoài ra, ngài còn được xác nhận là cháu trai của Đức vương Ekathotsarot (Đức vương thứ 21 của vương thất Ayutthaya, triều Sukhothai) đồng thời là ông cố tổ 4 đời của quốc vương Phutthayotfa Chulalok – Rama I, người sáng lập nên vương triều Chakri, nhà nước Thái Lan hiện nay (tồn tại từ năm 1782 đến nay).

Siprad: Xuất hiện lần đầu tiên trong tập cuối của phim với tư cách là con cả trong phủ.Anh trai của Por Detch từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thi phú, xuất khẩu thành thơ, được coi như Lý Bạch của Thái Lan, chín tuổi được vào cung ở cùng nhà vua. Sau này ở độ tuổi trưởng thành thì bị tử hình do tội tư thông với phi tử của vua Narai.Anh có ước muốn quay trở về với gia đình

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngược_dòng_thời_gian_để_yêu_anh http://2tin.net/nguoc-dong-thoi-gian-de-yeu-anh-ch... https://www.facebook.com/ChuonChuonCanhSen/?ref=br... https://www.facebook.com/ThailandzoneKitesvn/?hc_r... https://www.youtube.com/watch?v=f8O6CNldd9g https://www.youtube.com/watch?v=oAwGBYdvwW0 https://www.youtube.com/watch?v=s0DFN3CthOE https://www.youtube.com/watch?v=uNWIeZWD4sw https://saostar.vn/dien-anh/nguoc-dong-thoi-gian-d... https://tuoitre.vn/nhan-duyen-tien-dinh-va-ly-do-t... https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/980/2018/4/8/por-de...